Chắc hẵn trong cuộc sống hôn nhân chẳng ai mong muốn sẽ đi đến lúc phải ly hôn. Nhưng nếu trong cuộc sống hôn nhân không còn điểm chung và khó có thể níu kéo vậy bạn sẽ cần phải hiểu thêm một số thông tin về thủ tục “Ly hôn đơn phương” để mọi việc tiến hành được suôn sẽ, nhanh chóng nhé!
1. Khó khăn về các việc làm thủ tục ly hôn
Thông thường, một hồ sơ ly hôn đơn phương cần có đủ các gấy tờ gồm:
- Đơn xin ly hôn đơn phương;
- Giấy chứng nhận kết hôn;
- Giấy tờ tùy thân của hai vợ chồng;
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của hai vợ chồng;
- Bản sao giấy khai sinh của các con chung.
Vấn đề ở đây là người nộp hồ sơ ly hôn đơn phương không những phải cung cấp giấy tờ về nhân thân của mình mà còn cần cung cấp giấy tờ nhân thân của bên vợ/chồng còn lại (bản chứng thực).
Khi bên vợ/chồng còn lại không đồng ý ly hôn thì việc yêu cầu họ hỗ trợ cung cấp giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ ly hôn đơn phương cực kỳ khó khăn.
Nhiều người không cung cấp giấy tờ, thậm chí hủy bỏ giấy tờ của cả hai vợ chồng để ngăn cản việc ly hôn. Luật sư tư vấn, hỗ trợ ly hôn đơn phương nhanh đã từng giải quyết nhiều trường hợp khách hàng không chỉ thiếu giấy tờ của vợ/chồng mà còn không cung cấp được giấy tờ của chính mình.
Về phía Tòa án, họ chỉ thụ lý và giải quyết hồ sơ ly hôn đơn phương đã đủ giấy tờ nếu không hồ sơ sẽ bị trả lại và vụ án ly hôn không được giải quyết. Do đó, đây là một trong những khó khăn thường gặp khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương. Đối với trường hợp phức tạp hơn là ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con, ly hôn đơn phương tranh chấp về tài sản… thì hồ sơ ly hôn còn cần bổ sung giấy tờ chứng minh đối với yêu cầu của mình.
2. Khó khăn về thẩm quyền khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương
Pháp luật hiện nay quy định thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình do các bên tự thỏa thuận lựa chọn là nơi một trong hai bên cư trú, nhưng ly hôn đơn phương bắt buộc phải giải quyết tại nơi bị đơn cư trú.
Thực tế, pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận bằng văn bản để lựa chọn Tòa án nơi nguyên đơn (là người làm đơn) cư trú để giải quyết, nhưng khi bên còn lại đã không đồng ý ly hôn thì việc cùng nhau thống nhất lựa chọn Tòa án hiếm khi xảy ra. Do đó, nếu các bên đã ly thân và có nơi cư trú xa nhau thì người làm đơn sẽ mất nhiều thời gian di chuyển để làm việc trực tiếp tại Tòa án.
Thế nhưng, đây vẫn chưa phải vấn đề khó khăn nhất khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương. Nhiều trường hợp để tránh việc ly hôn, bên vợ/chồng còn lại đã đi khỏi nơi cư trú, thậm chí cắt đứt liên lạc hoặc thường xuyên chuyển địa điểm sống để nguyên đơn không thể tìm địa chỉ và khởi kiện. Hoặc đã thực hiện khởi kiện nhưng khi Tòa án xuống xác minh thì họ không còn sinh sống tại đó dẫn đến vụ án không được tiếp tục giải quyết.
3. Khó khăn về thời gian thường gặp khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương
Hiện nay, thời gian thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương không được quy định cụ thể cho toàn bộ quá trình mà luật chia nhỏ từng giai đoạn giải quyết và có bổ sung thêm thời gian được phép gia hạn.
Do vậy, người làm đơn ly hôn chưa nắm rõ quy định pháp luật về thời gian thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương và các bước thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương sẽ khiến cho vụ việc bị kéo dài hoặc hồ sơ gửi đi lâu nhưng chưa được giải quyết.
Bên cạnh đó, do mục đích của ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân nên Tòa án cần phải có ý kiến của cả hai bên vợ chồng, bên không muốn ly hôn không có mặt theo thông báo của Tòa án dẫn đến việc các buổi làm việc bị hoãn gây mất thời gian, công sức cho bên khởi kiện.
Đối với các vụ án thông thường, phiên tòa xét xử có thể bị hoãn lần một đến 01 tháng theo quy định tại Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Ngoài việc không có mặt theo lịch làm việc, bị đơn còn có thể trốn tránh không nhận các văn bản do Tòa án gửi, điều này cũng khiến cho thời gian giải quyết ly hôn đơn phương tăng thêm (cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện thêm thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụng trong thời hạn 15 ngày).
Do đó, khi gặp phải những trường hợp ly hôn đơn phương khó cần lưu ý hoặc muốn giải quyết ly hôn đơn phương nhanh, các bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của dịch vụ Luật sư tư vấn, hỗ trợ thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất.
4. Khó khăn về tranh chấp về tài sản
Trên thực tế, không chỉ tranh chấp về tài sản mà các vụ việc ly hôn đơn đều phức tạp khi xuất hiện tranh chấp dù ở khía cạnh nào. Đối với tranh chấp sản, khó khăn tồn tại từ quá trình chuẩn bị, bổ sung hồ sơ ly hôn, tại phiên hòa giải và phiên tòa xét xử vụ án.
Tại phiên hòa giải, các bên sẽ được ngồi lại với nhau để đưa ra phương án tốt nhất cho tranh chấp, nếu không muốn tiếp tục bỏ thời gian, chi phí theo đuổi vụ việc, các bên nên tìm ra được giải pháp ở giai đoạn này. Tuy nhiên, làm cách nào để vừa thỏa thuận được nhưng cũng đảm bảo được quyền lợi của mình là một điều khó. Các bên cần đánh giá được tình huống tại thời điểm thỏa thuận, các điểm lợi, điểm yếu của mình và bên còn lại là gì để có thể đưa ra đề xuất mà các bên cùng chấp nhận được.
Trường hợp hòa giải không thành, các bên sẽ được tham gia phiên xét xử vụ án, tại đó dựa trên các chứng cứ thu thập được và lời trình bày của các bên mà Tòa sẽ đưa ra phán quyết. Nếu chưa nắm rõ các quy định pháp luật và kỹ năng tranh tụng tại Tòa án thì tự bảo vệ quyền lợi của mình tại phiên Tòa là một vấn đề không hề đơn giản.